26/8/13

Viếng thăm lăng Hoàng gia ở Gò Công, Tiền Giang

Một chút gì "rất Huế" là cách nói ví von về khu lăng tẩm Hoàng Gia ở xứ Gò Công (Tiền Giang). Đây là một trong những công trình hiếm hoi ở miền Tây có tuổi thọ vài trăm năm gắn với lịch sử.
Bản đồ: Lăng Hoàng Gia - Gò Công

Sở dĩ khu lăng mộ này được gọi là lăng Hoàng Gia vì có mộ và nhà thờ Đức quốc công Phạm ĐăngHưng. Ông là cha của Hoàng Thái hậu Từ Dũ và là ông ngoại của vua Tự Đức nhà Nguyễn. Lăng mộ củaông cũng được xây dựng đúng theo phong cách kiến trúc lăng mộ triều đình ở Huế.

Đến Gò Công, chúng tôi dễ dàng tìm đến khu lăng mộ hoành tráng này. Chúng tôi cứ nghĩ mình đangđứng ở một khu lăng mộ nào đó của đất Thần kinh - xứ Huế.

Phần mộ ông Phạm Đăng Hưng.

Phần lăng được xây dựng bề thế. Hoa văn trang trí trên cửa, khuôn lam…được làm rất tinh xảo bởinhững nghệ nhân được đưa từ Huế vào. Bước vào nội điện, không gian trầm mặc y như xứ Huế. Những câycột tròn đen bóng đỡ lấy mái ngói nặng trĩu vững chãi suốt gần 200 năm qua. Dù địa điểm này đã đượckhai thác du lịch nhưng ở đây không có hướng dẫn viên, không bán vé mà chỉ có một người đàn ôngtrông coi và hương khói. Ngày cuối tuần, khá đông khách đi biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông) ghélại đây viếng lăng và thắp hương.

Khuôn viên lăng Hoàng Gia rộng khoảng 3.000 mét vuông, được xây dựng trên vùng đất gò như mairùa nên người ta gọi là Sơn Quy hay Gò Rùa. Được thiết kế lấy nắng, lấy gió từ mọi hướng, nội điệnlăng luôn sáng sủa, mát rượi. Một điều rất lạ là vùng đất này ngày xưa rất khó tìm được nguồn nướcngọt. Vậy mà trên Gò Rùa, có giếng có nước ngọt và trong lành. Giếng nằm trong sân phía bên phảilăng, được xây bằng gạch nung. Trải qua bao nhiêu thời gian, sương gió nhưng vẫn còn giữ nguyên màuđỏ của gạch nung. Nước vẫn trong veo, mát rượi.

Đi thêm chừng khoảng 100 mét là phần mộ ông Phạm Đăng Hưng. Mộ được xây thoáng và rộng. Hai bênmộ là hai tấm bia vua ban, ghi lại công trạng của ông. Đặc biệt, trong đó, có một tấm bia vừa cóchữ Pháp vừa có chữ Hán. Tấm bia này bị mất tích bí ẩn sau khi xây dựng xong lăng mộ khá lâu. Sauđó, người ta phát niện nó ở tận Sài Gòn, được sử dụng làm bia mộ cho một sĩ quan Pháp. Tấm bia đượcđưa vào bảo tàng trước khi được hoàn về lăng Hoàng Gia sau khoảng 140 năm "lưu lạc".

Đi hết một vòng lăng mộ mới hình dung được tổng thể khu này. Mọi thứ đều được đầu tư rất kỹlưỡng và bài bản theo đúng phong thủy. Điều thú vị nhất là những họa tiết hoa văn trên mái, trêntường đạt đến mức tinh xảo tuyệt đối. Thật ngạc nhiên, qua bao nhiêu thời gian, những họa tiết vẫncòn giữ nguyên vẹn như thuở ban đầu. Năm 1992, lăng Hoàng Gia được công nhận là Di tích lịch sử -văn hóa cấp quốc gia.

Tuy nhiên, hiện nay khu lăng mộ thiếu nhiều hạng mục phục vụ du lịch nên chưa phát huy hết giátrị văn hóa của di tích. Phần lớn khách tới thăm phải tự tìm hiểu các thông tin từ sách vở,internet. Không có người thuyết minh tại chỗ nên kém sức hấp dẫn. Nhiều người chỉ đi thoáng qua mộtvòng nhìn rồi bỏ đi vì chẳng biết hỏi thông tin ở ai ngoài những tấm bảng ghi vắn tắt các thông tinvề dòng họ Phạm Đăng gắn với dòng dõi Hoàng tộc.

Với những người mê kiến trúc, yêu thích nét cổ kính thì lăng Hoàng Gia là điểm đến lý tưởng đểtận mắt nhìn thấy kết cấu thiết kế của công trình hài hòa với thiên nhiên, tận dụng được ánh sángvà gió như thế nào. Đặc biệt là nét cổ kính của kiến trúc làm người ta phải trầm tư và nhớ về mộtvùng đất xa xôi của xứ Huế mộng mơ.

Xung quanh khu vực lăng Hoàng Gia có nhiều điểm tham quan hấp dẫn, như: Các ngôi nhà cổ trăm nămtuổi vẫn tồn tại vững chãi; đến huyện Gò Công Đông có biển Tân Thành với nhiều loài hải sản tươingon, nhất là nghêu; qua phà Mỹ Lợi sang Cần Đước - Long An, khách có thể ghé thăm nhà trăm cột độcnhất Nam Kỳ.
Bài, ảnh: Nguyễn Đức


Lăng Hoàng Gia là lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng. Gian chính thờ ông Phạm Đăng Hưng. Bênphải lăng là khu mộ của ông được xây dựng theo kiến trúc của triều đình Huế.
Ông Phạm Đăng Hưng thi đỗ Tam trường ở tuổi 20, văn võ song toàn và được bổ làm lễ sinhở phủ Gia Định, rồi thăng lên chức Thượng thư Bộ lễ. Ông mất ở tuổi 60 (vào năm 1825) tại Huếvà được đưa về quê nhà chôn cất, xây dựng lăng tẩm như ngày nay.
Hot!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét