23/8/13

Các địa điểm tham quan khi đến Ba Chúc, An Giang


1. Nhà mồ Ba Chúc:
Vị trí: Nhà mồ Ba Chúc nằm tại xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, cách biên giới Việt Nam - Campuchia 7km
Đặc điểm: Đây là một địa điểm ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn Pốt đã xâm lược và sát hại hàng ngàn người dân Ba Chúc.




Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, bọn diệt chủng Pôn Pốt đã tập trung đánh vào xã Ba Chúc, đốt phá nhà cửa, cướp bóc tài sản, giết người hàng loạt. Qua 11 ngày lấn chiếm (từ 18/4/1978 đến 29/4/1978), giặc đã giết hại hơn 3.000 dân lành. Nhà mồ Ba Chúc được xây dựng trên một khoảng đất giữa hai chùa Phi Lai và Tam Bửu, cách núi Tượng (Liên Hoa Sơn) 100m về hướng đông để ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn Pốt.

Nhà mồ có hình lục giác, mỗi trụ cột đỡ mái nhà được kiến trúc hình tượng như bày tay đẫm máu đang vươn thẳng lên. Bên trong nhà mồ là một khung hộp kính tám cạnh, chứa đựng 1.159 bộ hài cốt gom được của người dân vô tội bị bọn diệt chủng Pôn Pốt thảm sát.


2. Chùa Tam Bửu -Ba Chúc :
Vào ngày 13 tháng 4 năm 1978 (ngày rằm tháng 3 âm lịch), quân Pol Pot từ bên kia biên giới (Campuchia), nã pháo rơi trúng hậu liêu chùa Tam Bửu, giết chết 40 người, bị thương 20 người và làm sụp đổ một mảng tường.

Vài ngày sau, lúc 3 giờ chiều ngày 20 tháng 4, quân Pôn Pốt vượt biên, tràn nhanh vào chùa bắt hơn 800 người đủ mọi lứa tuổi, tịch thu hết vàng bạc, đồ vật có giá trị. Những ai thuộc phái nữ, bị buộc đi về hướng kênh Năm Xã, phái nam bị áp giải về hướng Cầu Sắt-Vĩnh Thông và giồng Ông Tướng. Trong số ấy, có 4 người vì già yếu, bệnh tật, đi không nổi liền bị bắn chết. Tám trăm người bị dẫn đi hôm ấy, bị đánh đập, bị hãm hiếp và rồi bị giết chết bỏ thây ngoài đồng, chỉ có 2 người còn sống sót trở về.
Theo Bia Căm thù Ba Chúc, số người bị thảm sát là 3.157 người dân thường. Một số bị giết ở các chùa như vừa kể, một số bị giết ở nhiều nơi khác. Hiện nay Nhà Mồ Ba Chúc trưng bày 1.159 bộ hài cốt, số còn lại đã được thân nhân đem chôn, hoặc nằm lại trong những hang sâu trên núi Tượng


3. Chùa Phi Lai - Ba Chúc :Ba giờ chiều ngày 20 tháng 4 năm 1978, nhằm ngày rằm tháng 3 năm Giáp Ngọ, quân đội của Pôn Pốt (Campuchia) vượt biên giới, tràn vào chùa Phi Lai.

Quân Pôn Pốt bắn xối xả, tung lựu đạn giết chết tại chỗ hơn 80 người. Những người dân hốt hoảng tháo chạy ra cửa, bị quân Pôn Pốt dùng cây đập vào đầu hoặc bắn chết hơn 100 người nữa. Có 40 người đang ẩn trốn dưới bàn Phật, cũng bị tung lựu đạn làm chết 39 người, chỉ một phụ nữ còn sống sót nhờ nép trong góc và nhờ những xác người che chắn.
Sau khi chạy lánh nạn, ngày 30 tháng 4 năm 1978, người dân Ba Chúc gồng gánh trở về. Vào chùa Phi Lai, họ thấy rất nhiều vết máu in trên tường vách. Phía trước chính điện, máu lẫn nước vàng cao 0,2 m.

Núi Tượng  -Ba Chúc An Giang :
Vào ngày 18 tháng 4 năm 1978, khi quân Pôn Pốt từ Campuchia tràn vào xã Ba Chúc (nay là thị trấn Ba Chúc). Đông đảo người dân quanh vùng đã kéo nhau lên Núi Tượng, tìm các hang đá sâu và hẻo lánh để ẩn nấp.
Cây dầu hàng trăm năm tuổi bên chân núi Tượng, gợi nhớ thuở nơi này hãy còn rừng rậm, hoang vu.
Mười một ngày sau, khi quân Pôn Pốt bị đánh đuổi, tại nhiều nơi trong đó có chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai và các hang của Núi Tượng như: Dồ Đá Dựng, Cây Da, Ba Lê, Tám Ất… và những nơi khác đã phát hiện nhiều xác dân thường bị quân Pôn Pốt lùng sục và thảm sát. Do một số xác người ở hang quá sâu, không thể mang lên, thân nhân phải lấp kín miệng hang


Theo vietnamtourism.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét